Trong vẽ truyện tranh – manga, phân khung là công đoạn đầu
tiên và rất quan trọng để chuyển thể từ kịch bản phân cảnh sang truyện tranh.
Với nhiều người, họ có thể vẽ truyện tranh đẹp không kém gì
các mangaka chuyên nghiệp nhưng vẫn không thể cho ra đời được một truyện tranh
hấp dẫn. Lý do không gì khác chính là vì không biết cách bố cục truyện, mà khâu
đầu tiên chính là phân khung tranh.
Phân khung tốt góp phần rất lớn làm nên thành công của câu
chuyện, nó ảnh hưởng ko nhỏ đến diễn biến, kịch tính bộ truyện của bạn, không
những vậy nó còn khiến truyện của bạn dễ dàng tiếp cận người đọc – đem lại cảm
giác dễ hiểu, thoải mái và tự nhiên.
1. Tổng quan về phân
khung
Khung tranh cũng như
một sinh vật vậy, hình dạng và đặc điểm của nó cũng nói lên “ cá tính “ của nó.
1) Hình vuông :
Hình dạng và đặc điểm: Có độ dài các cạnh bằng nhau hoặc
tương đối bằng nhau, hình vững chắc, ít tính chuyển động, đơn giản và dễ tập
trung điểm nhìn vào nó.
Cá tính: Chậm chạp (ít chuyển động mà) ,cô đọng (trọng tâm của
nó dễ thu hút người đọc)
Ứng dụng: do cá tính như vậy nên khi câu chuyện cần diễn biến
chậm hay nhấn mạnh vào chi tiết cần thể hiện (điểm nhấn) thì các tác giả sẽ sử
dụng. Khung hình vuông làm diễn biến chậm lại nhưng mà cảm giác thời gian tạo
cho người đọc trong tình huống vẫn xảy ra bình thường. (chúng ta sẽ cùng phân
thích và tìm hiểu sau khi coi xong hình chữ nhật).
2) Hình chữ nhật:
Hình dạng và đặc điểm: độ dài 1 cạnh gấp ít nhất là 1,5 lần
cạnh còn lại ,hình mang tính chuyển động ,điểm nhìn biến hóa (tùy vào nơi tác
giả muốn đặt)
Cá tính: năng động,hoạt bát (xoay ngang dọc đều ok ),dễ
thích nghi (đất rộng hay hẹp đều vô được
) nhưng hay quên và lơ đãng (điểm nhìn của nó ko cô đọng, thường bị phân
tán khiến người đọc không tập trung và lướt nhanh )
Ứng dụng: thấy thường xuyên ,chỉ lưu ý ở các khung có hình
chữ nhật mà độ dài 1 cạnh gấp nhiều lần cạnh còn lại.Đặc biệt nó rất hay ở chỗ
:
- Khi trong khung hình có BG hiệu ứng thì nó lại tạo cho người
đọc cảm giác trôi nhanh
-Khi trong khung hình có BG Cảnh thì thời gian nó tạo cho
người đọc lại là cảm giác chậm rãi
Giờ chúng ta cùng xem
và thử phân tích Dragon ball:
Khung tranh hình chữ nhật đầu tiên chúng ta lướt nhanh qua
và tập trung vào hình ảnh Gô ku ,sau khi dừng lại ngắm nghía nhân vật 1 chút
chúng ta lại tiếp tục chạy qua khung chữ nhật tiếp theo và mau chóng nhảy sang
khung hình vuông.
Bạn đọc đến đây bị khưng lại ,chậm rãi và tập trung vào hành
động của nhân vật, rồi sau đó “phốc” ! “phốc”!! “phốc”!!! nhảy nhanh sang hết
các khung còn lại J ,có phải cảm giác đọc của bạn như vậy ?!bạn đọc đến khung
hình vuông có thấy chậm lại và tập trung vào đó “nhiều” hơn các khung còn lại
ko?!
3) Hình thang và hình
đa giác :
Hình đa giác chúng ta hiếm lắm mới thấy ,đại đa số hình dạng
mà chúng ta hay thấy là hình thang và biến tấu của nó hơn 1 chút như hình minh
họa.Ứng dụng nhiều nhất là khi muốn tạo diễn biến nhanh và dồn dập.
*Chú ý :
- Những góc nhọn khiến
khung tranh không được đẹp và làm người xem cảm thấy khó chịu (đặc biệt là khi
nó hiện rõ và rơi vào điểm nhìn của người đọc)
- Một số dạng bạn
không nên sử dụng và các các khắc phục nó
2. Một số lưu ý:
- Khoảng cách giữa khung này sang khung kia tương đối nhỏ.
Khung trên xuống khung dưới thì khoảng cách lớn hơn gấp 2 lần (xem hình minh họa).
Trong truyện tranh ,việc này có tác dụng thể hiện câu chuyện của bạn liền mạch
và có trước sau, theo mỹ thuật thì nó làm trnag truyện thông thoáng và dễ chịu,
tạo khoảng ”nghỉ “ cho mắt.
- Trong trường hợp bạn muốn đẩy nhanh diễn biến câu chuyện,
tạo kịch tính và cảm giác dồn dập cho người đọc thì bỏ lưu ý trên trên J.
3.Tràn tranh,tràn khung và cắt khung
1) Tràn tranh: hình ảnh
được vẽ tràn ra không bị bao bọc bởi khung tranh
Những tranh được vẽ như thế này luôn gây cho người đọc sự
chú ý .Tác giả sử dụng nó thường có ý đồ tạo không gian rộng hơn cho tranh,
trang truyện thêm phong phú (đặc biệt là những trang khung tranh nhàm chán và đồng
điệu), trong một số trường hợp khác nó mang lại sự ấn tượng (hay thấy nhất là
lúc xuất hiện nhân vật mới hoặc tình huống cao trào của truyện).
2) Tràn khung: khung tranh được mở từ 1-2 cạnh ,hình 1 là mở
1 cạnh ,hình 2 là mở 2 cạnh.
Khi bạn muốn thể hiện cảnh rộng hay kích thích trí tưởng tượng
của người đọc ,muốn tạo sự thông thoáng,phong phú khung truyện, cho trang truyện
của bạn thêm phần hấp dẫn và mới mẻ hơn thì việc này mang lại hiểu quả rất tốt.
3) Cắt khung: khung
tranh “bị mất” 1 chút phía trên hay phía dưới – không còn chiều ngang hoặc chiều
dọc bằng với khung đứng cạnh nó.
(Hình ngôi sao trong các minh họa tương ứng đoạn khung tranh
“bị cắt”)
.
Khi mọi người vẽ thì thông thường những khung đứng cạnh nhau
trên cùng 1 đường thẳng sẽ có chiều cao bằng nhau ,không phải “thụt thò” nhưng
thế này ,tại sao nhỉ?! Trong mỹ thuật , tính tương phản (to – nhỏ, dài –ngắn,
cong –thẳng, nhẵn nhụi – gồ gề ..v.v) có vài trò rất quan trọng, tác dụng của
chúng là tôn nhau nên, khiến cái chính trở lên rõ rệt. Nhìn vào cả 3 minh họa,
ta thấy khung nhỏ hơn đều bị cắt, việc này mang lại hiệu quả:
- Tôn lên khung cạnh nó ,khiến khung đứng cạnh khung “bị cắt”
trở nên chính và thu hút người xem.
- Sẽ khiến khung tranh trở nên dễ kiểm soát (thường là rơi về
khung tranh hình vuông hoặc tương tự với hình vuông), tập trung ngay vào chi tiết
chính cần miêu tả và gạt bỏ nhưng hình ảnh thừa ,không cẩn thể hiện. Chúng ta
thử tưởng tượng, nếu ở minh họa 1 con cá được vẽ thêm phần bụng-minh họa 2 thì
vẽ thêm tán cây, sẽ khiến tranh bị phân tán ko tập trung vào hành động và cử chỉ
của nhân vật, nên việc cắt khung này sẽ bỏ đi phần thừa và đem lại hiệu quả thứ
3 là:
- Tạo không gian của trang truyện thêm thông thoáng và đa dạng,tập
trung hơn vào chi tiết bên trong ,tăng thêm cảm hứng cho cả người vẽ lẫn người
đọc (thử là biết liền)
- Đọc xong bài lần này hẳn mọi người sẽ đau đầu và “tính
toán” nhiều lắm trước khi đặt bút xuống nhưng ”Trước lạ sau quen “, chúng ta
hãy biến nó thành phản xạ, để mỗi khi đặt bút xuống là không cần phải đắn đo nữa
.
4. Ý nghĩa các cách chia khung
- Khung lớn : chứa các phần cần nhấn mạnh , muốn tạo bất ngờ
hay muốn mô tả khoảng rộng của không gian …
- Khung nhỏ : Thường là các khung đối thoại hay các sự kiện
không cần miêu tả kĩ ( nhỏ qúa thì mô tả gì được)
- Các khung nhỏ đan vào nhau : Mô tả sự chuyển động của thời
gian ( như màu chuyển của bầu trời , cảnh vật … ) nếu vẽ 1 vật liên tiếp thì đó
là sự chuyển động của vật thể . Các khung ngang cắt ngang trang truyện đan vào
nhau phần nhiều để mô tả sự chia cắt của thời gian , các khung này có thể để trống
nhưng người ta vẫn hiểu .
- Khung có chiều cao chạy hết cả trang và nhiều khung như thế
nối tiếp nhau : sự chuyển động rất nhanh trong 1 thời điểm cần nhấn mạnh hoặc
là những mảnh cắt của tâm lý nhân vật ( cũng cần nhấn mạnh ) . Cái này khá là rắc
rối vì Shojo manga sử dụng chúng rất là ngẫu hứng . Nhưng mà nếu theo quan điểm
cá nhân của tôi mà nói thì những khung dài này gây được ý nhấn mạnh hơn cả những
khung lớn .
- Các khung ngang có chiều dốc thấp biểu thị sự cân bằng
tương đối trong diễn tiến câu chuyện .
- Các khung ngang có độ dốc cao , đường cắt mạnh biểu thị sự
mạnh mẽ , gấp gáp của sự kiện .
- Các khung dọc biểu thị chiều cao và tầm nhìn . Thường thì
bên cạnh 1 khung dọc có chiều cao lớn là 2 khung ngang nhỏ trong diễn tiến câu
chuyện bình lặng .
- Phá khung : Cái này càng rắc rối vì người vẽ cũng phá
khung rất ngẫu hứng . Nhưng hình vẽ phá khung cũng biểu thị sự nhấn mạnh 1 cách
nhẹ nhàng . Hình vẽ phá khung có khi có vai trò là sự nối tiếp giữa các khung ,
có khi là điểm nhấn của trang . Trong cách vẽ mà chiều cao của các khung không
bằng nhau , phá khung là sự kiên kết bố cục tốt nhất để người đọc có thể dễ
nhìn ra trình tự trang .
- Khung nhỏ đan nhau đến khung lớn : Sự chuyển động của vật
thể .
- Các khung nghiêng ngả không theo 1 trật tự nào : sự bùng nổ
, tính bất ngờ … Các khung loại này thường được xếp xung quanh 1 khung chính biểu
thị sự gây ngạc nhiên đó .
- Ngoài ra , ta còn có thể thấy có loại khung hình tròn ,
hình đa giác , hình sao … thường để vẽ cái gì đó vui vui và đè lên 1 góc của
khung chính . VD : Khuôn mặt “ngẩn tò te” của nhân vật với 1 sự kiện nào đó vừa
diễn ra trong khung chính .
Nguồn: Vitaku.com
may quá, đang cần nội dung tham khảo về truyện tranh. thanks bạn
Trả lờiXóaTốt quá. Mình đang rối rắm vụ phân khung tranh đây. Thanks bạn nhiều!
Trả lờiXóaumk ... khong hieu cho lam
Trả lờiXóacho em hỏi nếu về một tình cảnh cảm động khủng to hay nhỏ là hợp nhất ạ ?
khung to là hợp lý nhất
XóaEm hiểu rồi mà nếu vẽ truyện thì cần tải phần mềm gì để thích hợp ạ
Trả lờiXóahay
Trả lờiXóa