Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

“360 cách biến hóa” mắt mũi môi theo biểu cảm của nhân vật Manga

Truyện tranh không chỉ là một thể loại văn học đặc trưng đơn giản, mà còn là một biểu tượng của văn hóa đương đại, đầy quyền lực và có sức lan truyền vô cùng rộng lớn. Để có được một thành tựu để đời, truyện tranh phải được kết hợp một cách hòa quyện giữa nội dung và hình thức. Nội dung bao gồm tính bi kịch, tâm lý giới tính hoặc giải quyết tình huống...đều được thể hiện bằng các hình thức như phối cảnh, phương thức trình bày ngôn ngữ hay hiệu ứng chuyển động. Một trong số những yếu tố về hình thức có tầm ảnh hưởng đến nội dung của câu chuyện đó chính là biểu cảm gương mặt. Yếu tố này rất quan trọng bởi thông qua biểu cảm gương mặt của các nhân vật, độc giả rất dễ nắm bắt được tất cả tâm, ý mà tác giả muốn chuyển tải. 


Một gương mặt biểu cảm đúng với nội dung truyện phải là sự kết hợp chính xác giữa các bộ phận mắt, mũi và môi. Điều quan trọng là bạn phải biết thay đổi bộ phận nào là thích hợp cho từng loại cảm xúc. Những biểu cảm của gương mặt trong truyện tranh hết sức phong phú và đa dạng nhưng chỉ cần nắm bắt được đâu là “mấu chốt” cần thay đổi thì bạn sẽ thành công.

Hôm nay, Dạy vẽ xin giới thiệu đến các bạn một số những trạng thái của mắt, mũi, môi với mong muốn góp phần tạo thành một “bộ sưu tập” về những bộ phận trên gương mặt để khi cần hí hoáy một nhân vật truyện tranh nào đó, các bạn có thể mang ra để áp dụng.

Đầu tiên, sẽ là đôi mắt. Trong 3 bộ phận mắt, mũi, môi thì mắt là bộ phận quan trọng nhất cần phải thay đổi để tạo nên cảm xúc cho gương mặt. Và đôi mắt luôn có sự khác biệt giữa các nhân vật, giúp người đọc dễ nhận diện về nhân vật (mắt nhân vật nam khác với mắt nhân vật nữ). Sau đây là một vài gợi ý về đôi mắt trong truyện tranh:




 Mũi và môi là hai bộ phận tương đối dễ vẽ và ít thay đổi trong truyện tranh. Hầu như là phần mũi không thay đổi trừ khi bạn vẽ khuôn mặt theo hướng trực diện hay hướng nhìn nghiêng. Phần môi cũng vậy, rất ít thay đổi trừ khi biểu cảm gương mặt đó thay đổi một cách đối lập (im lặng và hét to). Và đặt biệt, 2 bộ phận này đều có thể dùng chung, không phân biệt giữa nhân vật nam và nhân vật nữ. Sau đây sẽ là một số gợi ý cho 2 bộ phận này:





Với những gợi ý như trên, hi vọng các bạn sẽ thành công trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật để có thể chuyển tải tâm, ý của mình đến với độc giả một cách dễ dàng.

Trinh Trần

5 nhận xét: